Tin nóng:
• iPhone 16 Pro Max: Sự không chạm đáng thất vọng với người Việt               • Xe Mercedes đang đối mặt với vấn đề thấm nước trở thành thảm họa truyền thông ở Trung Quốc               • Beirut: Tòa nhà đổ sập sau khi bị bom của Israel đánh, 22 người thiệt mạng               • Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào               • Thương vong lớn của Nga - Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao theo ước tính của Mỹ               

Lực lượng Mỹ khuyến khích mọi người tránh chiếu tia laser vào chiến đấu cơ

Tác giả:

Lực lượng Mỹ đồn trú tại Anh yêu cầu người dân ngừng chiếu tia laser vào máy bay của họ, do điều này có thể gây mất an toàn.

Không đoàn số 48 Mỹ, lực lượng đồn trú tại căn cứ quân sự RAF Lakenheath ở Anh, ngày 25/1 cho biết gần đây xuất hiện một số trường hợp chiến đấu cơ của họ bị chiếu tia laser trong lúc đang bay. "Hành động này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính mạng của của phi công và phi hành đoàn, đồng thời gây nguy hiểm cho người dân xung quanh căn cứ RAF Lakenheath", Không đoàn 48 nhấn mạnh.

Theo lực lượng này, việc chiếu tia laser gây "nguy hiểm đặc biệt" cho máy bay khi chúng đang hoạt động ở độ cao thấp, cũng như có thể làm ảnh hưởng tới thị lực của phi công cả về ngắn hạn và dài hạn. Người thực hiện hành vi trên có thể sẽ phải đối mặt với hậu quả pháp lý.

Tiêm kích F-35A tại căn cứ RAF Lakenheath tháng 12/2021. Ảnh: RAF Lakenheath

Nằm cách London khoảng 110 km về phía đông bắc, RAF Lakenheath là căn cứ không quân do Mỹ vận hành lớn nhất ở Anh với 4.700 binh sĩ, đồng thời là căn cứ duy nhất của không quân Mỹ tại châu Âu có tiêm kích F-35A và F-15E đồn trú. Đây cũng là một trong ba vị trí lưu trữ vũ khí hạt nhân Mỹ ở Anh trong thời Chiến tranh Lạnh. Nơi này từng chứa 110 quả bom hạt nhân trước khi chúng được chuyển tới địa điểm khác vào năm 2008.

Thông báo của Không đoàn 48 không phải lần đầu tiên quân đội Mỹ yêu cầu người dân ngừng chiếu tia laser vào chiến đấu cơ của họ. Năm 2022, Không đoàn số 58 tại căn cứ không quân Kirkland, bang New Mexico, từng cảnh báo hành động này có thể dẫn tới "thảm họa" đối với phi hành đoàn và những người trên mặt đất.

"Ánh sáng chói từ tia laser khi chĩa vào buồng lái có thể gây ảnh hưởng, thậm chí làm tổn thương thị lực của phi công, khiến máy bay mà họ đang lái và những người ở phía dưới rơi vào tình thế nguy hiểm", lực lượng này khi đó cho biết, thêm rằng những người gây ra hành vi này có thể sẽ phải đối mặt với mức phạt 250.000 USD và 5 năm tù giam.

Các vụ chiếu tia laser như vậy từng gây ra tác động thực tế trong quá khứ. Hồi năm 2016, phi hành đoàn trên tiêm kích F-15E của Mỹ đã "mất phương hướng tạm thời" do bị người dân chiếu laser vào buồng lái trong lúc đang hạ cánh xuống căn cứ RAF Lakenheath, song đã đáp máy bay xuống đất an toàn.

Washington năm 2018 cáo buộc các công dân Trung Quốc nhiều lần chiếu tia laser vào các máy bay Mỹ hoạt động tại căn cứ quân sự ở Djibouti, trong đó một vụ đã khiến hai phi công lái vận tải cơ C-130 của họ bị thương nhẹ ở mắt. Tháng 9 năm ngoái, hải quân Mỹ tố tàu chiến Iran chiếu tia laser lên buồng lái một chiếc trực thăng chiến đấu AH-1Z Viper của lực lượng này tại vịnh Ba Tư, gọi đây là hành vi "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".

 

Lê Dương

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: