Tin nóng:
• iPhone 16 Pro Max: Sự không chạm đáng thất vọng với người Việt               • Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào               • Xe Mercedes đang đối mặt với vấn đề thấm nước trở thành thảm họa truyền thông ở Trung Quốc               • Thương vong lớn của Nga - Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao theo ước tính của Mỹ               • Beirut: Tòa nhà đổ sập sau khi bị bom của Israel đánh, 22 người thiệt mạng               

Mục tiêu xuất khẩu sản phẩm trồng trọt trên 26 tỷ USD năm 2030

Tác giả:

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD năm 2030, theo Chiến lược mới ban hành.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu chung của Chiến lược là phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các nhu cầu khác của nền kinh tế, gia tăng giá trị xuất khẩu.

Đến 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân 2,2-2,5% một năm; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt bình quân 8-10% một năm. Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) 10-15%, trồng trọt hữu cơ 1%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30-35%.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 150-160 triệu đồng.

Đến năm 2050, ngành trồng trọt của Việt Nam phải trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, thuộc nhóm đứng đầu khu vực và thế giới. Việt Nam trở thành trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới.

Về định hướng phát triển một số cây trồng chủ lực, Chiến lược nêu rõ, cần giữ ổn định diện tích 3,56 triệu ha đất trồng lúa, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 3 triệu ha, sản lượng trên 35 triệu tấn thóc, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu.

Đối với rau, cần xây dựng các cụm liên kết gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ rau tại các địa phương, các vùng có sản lượng rau lớn. Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung bảo đảm truy xuất nguồn gốc. Với các loại rau quả khác, Chiến lược cho biết cần tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực tập trung trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, gắn với phát triển các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Ưu tiên phát triển một số cây ăn quả có lợi thế, có thị trường tiêu thụ như xoài, chuối, thanh long, dứa.

Thực tế, trong nhiều năm nay, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, là bệ đỡ cho nền kinh tế. Đơn cử, năm ngoái, trong bối cảnh xuất khẩu của cả nước gặp nhiều khó khăn, nông sản vẫn có một năm tăng trưởng ấn tượng. 11 tháng, xuất khẩu nhóm này đã đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái. 6 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm cà phê, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ (trong đó, gạo, rau quả có một năm xuất khẩu cao kỷ lục). Giá xuất khẩu bình quân của một số nông sản chính như cà phê, gạo, tăng mạnh hai con số.

 

Thái Bảo

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: