Tin nóng:
• iPhone 16 Pro Max: Sự không chạm đáng thất vọng với người Việt               • Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào               • Xe Mercedes đang đối mặt với vấn đề thấm nước trở thành thảm họa truyền thông ở Trung Quốc               • Thương vong lớn của Nga - Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao theo ước tính của Mỹ               • Beirut: Tòa nhà đổ sập sau khi bị bom của Israel đánh, 22 người thiệt mạng               

Những công cụ AI đang được sử dụng để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi

Tác giả:
Hà Linh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống, bao gồm cả giáo dục. Trong lĩnh vực này, chatbot tích hợp AI như ChatGPT, Gemini, CoPilot… đã trở thành những "trợ thủ" đắc lực cho học sinh, sinh viên.

Nhờ vào những chatbot tích hợp AI, học sinh và sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm câu hỏi và lời giải đáp cho bài tập về nhà. Thậm chí, nhiều người còn yêu cầu chatbot giúp làm bài tập, soạn bài khóa luận mà không cần phải mất công sáng tạo hoặc suy nghĩ.

AI có thể hỗ trợ tốt học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nhưng cũng có thể bị lợi dụng để gian lận khi thi cử (Ảnh minh họa: Getty).

Công cụ AI đang giúp cho quá trình gian lận trong học tập trở nên tinh vi và khó ngăn chặn hơn. Giáo viên rất khó để nhận biết nội dung trong bài tập của học sinh, sinh viên được tạo ra bằng chatbot AI.

Các hình thức gian lận trong học tập và thi cử bằng AI sẽ càng khó kiểm soát hơn với lớp học trực tuyến, khi giáo viên không thể giám sát trực tiếp học sinh, sinh viên trong bài thi.

Để giải quyết vấn đề này, hãng phần mềm Coursera tại California, Mỹ, đã phát triển bộ công cụ AI nhằm ngăn chặn học sinh, sinh viên lợi dụng AI để gian lận trong thi cử, như một cách "lấy độc trị độc".

Bộ công cụ AI của Coursera bao gồm các tính năng hỗ trợ giáo viên chấm bài thi, giám sát, khóa trình duyệt web trong quá trình thực hiện bài thi trên máy tính… Bộ công cụ này cũng có tính năng phát hiện đạo văn bằng AI, giúp nhận diện nội dung bài thi sao chép từ nơi khác hoặc bởi các công cụ AI.

Coursera cũng hỗ trợ giáo viên ra các đề thi bằng AI, bao gồm cả đề thi vấn đáp, giúp tiết kiệm thời gian và tạo sự đa dạng cho đề thi. Quá trình chấm thi cũng được trang bị tính năng AI, giúp cho kết quả chấm thi được khách quan nhất có thể.

Coursera được sáng lập vào năm 2012 bởi hai giáo sư Khoa học Máy tính của Đại học Stanford, Andrew Ng và Daphne Koller, với sứ mệnh giúp người học truy cập vào tài nguyên học tập chất lượng cao trên toàn cầu.

Hiện nay, Coursera là một trong những nền tảng học trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn 148 triệu học viên đến ngày 31/03. Một số trường đại học tại Việt Nam như Đại học FPT, Văn Lang… đã sử dụng công cụ AI của Coursera để ngăn chặn gian lận và đảm bảo sự công bằng trong thi cử.

Trước đó, chính quyền nhiều tỉnh tại Trung Quốc đã áp dụng AI để ngăn chặn gian lận trong cuộc thi Đại học toàn quốc năm 2024.

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: