Tin nóng:
• iPhone 16 Pro Max: Sự không chạm đáng thất vọng với người Việt               • Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào               • Xe Mercedes đang đối mặt với vấn đề thấm nước trở thành thảm họa truyền thông ở Trung Quốc               • Thương vong lớn của Nga - Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao theo ước tính của Mỹ               • Beirut: Tòa nhà đổ sập sau khi bị bom của Israel đánh, 22 người thiệt mạng               

Thổ Nhĩ Kỳ bị loại trừ khỏi vai trò trung gian trong đàm phán giữa Nga - Ukraine tại Điện Kremlin

Tác giả:
Viết Tuấn

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hội đàm bên lề hội nghị SCO (Ảnh: EPA).

Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, hôm 3/7, Tổng thống Erdogan đã hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Kazakhstan.

Trong cuộc trò chuyện kéo dài khoảng 1 giờ này, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có tình hình chiến sự ở Ukraine.

Tổng thống Erdogan nói rằng, ông tin Ankara có thể giúp chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Mặc dù vậy, Điện Kremlin cho rằng, ông Erdogan không thể đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột đã kéo dài 28 tháng này.

"Không thể", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết khi được hỏi liệu nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung gian đàm phán giữa Nga và Ukraine hay không.

Tuy nhiên, ông Peskov không nêu rõ lý do Nga phản đối vai trò trung gian của ông Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ từng đóng vai trò trung gian đàm phán ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ankara cũng đóng vai trò trung gian cùng với Liên hợp quốc giúp Kiev và Moscow đạt được thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tháng trước tuyên bố Ukraine "không muốn kéo dài xung đột" và sẽ "đưa một kế hoạch giải quyết lên bàn đàm phán trong vòng vài tháng tới".

Ông cũng nêu rõ, Ukraine không loại trừ các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, nhưng chúng chỉ có thể được tổ chức thông qua các bên trung gian như trường hợp đạt được thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen năm 2022.

Ông đề xuất, có thể mời các nước khác làm trung gian. "Không chỉ châu Âu và Mỹ, mà các quốc gia từ châu Á, châu Phi và Nam Mỹ cũng nên tham gia và giúp chuẩn bị các tài liệu để Moscow và Kiev cùng xem xét", ông nói.

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: