Tin nóng:
• Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào               • iPhone 16 Pro Max: Sự không chạm đáng thất vọng với người Việt               • Thương vong lớn của Nga - Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao theo ước tính của Mỹ               • Beirut: Tòa nhà đổ sập sau khi bị bom của Israel đánh, 22 người thiệt mạng               • Ukraine bị buộc rút quân khỏi Kursk sau không thể tiếp tục chiến đấu               

Chi phí giáo dục và y tế đẩy CPI tháng 5 tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

Tác giả:
Hà Khương

Tổng cục Thống kê vừa công bố tình hình chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 và 5 tháng. Theo đó, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 5 tăng 4,44%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá và 1 nhóm giảm giá.

Nhóm giáo dục tăng cao nhất với mức tăng 8,14%, đóng góp vào việc tăng CPI chung 0,5 điểm phần trăm. Nguyên nhân là do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,41%, cũng đóng góp vào việc tăng CPI chung 0,4 điểm phần trăm do điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.

Nguồn: TCTK

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,19%, trong đó lệ phí công chứng, bảo hiểm và dịch vụ khác tăng 12,6%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 7,6%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 5,49%; dịch vụ về hiếu hỉ tăng 2,55%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,3% góp phần làm CPI chung tăng 1 điểm phần trăm do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và giá nhà ở thuê tăng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,47%, góp phần làm CPI chung tăng 1,5 điểm phần trăm với mức tăng tại nhóm lương thực là 14,83%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4,25%; thực phẩm tăng 2,87%.

Nhóm giao thông tăng 5,58% so với cùng kỳ, đóng góp vào việc tăng CPI chung 0,54 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giao thông công cộng tăng 49,18%; xăng dầu tăng 9,03%; bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 4,95%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,61%, đóng góp vào việc tăng CPI chung 0,07 điểm phần trăm; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,01%, đóng góp vào việc tăng CPI chung 0,09 điểm phần trăm.

Riêng chỉ số giá của nhóm bưu chính, viễn thông tháng 5 giảm 1,42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.

Xét so với tháng trước, CPI tăng nhẹ 0,05% với 7 nhóm hàng tăng giá và 3 nhóm hàng giảm giá, 1 nhóm ổn định giá.

Cụ thể, chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,38% so với tháng trước; đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%; may mặc, mũ nón và giày dép không có sự biến động đáng kể; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,38%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%.

3 nhóm có chỉ số giá giảm so với tháng 4 là giao thông giảm 1,73% do giá xăng dầu giảm; bưu chính viễn thông giảm 0,09%; giáo dục giảm 0,25%.

Tháng 5, giá điện sinh hoạt tăng 2,11% so với tháng trước do thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng lên. Lưu ý là chỉ số giá điện sinh hoạt phản ánh biến động trễ 1 tháng so với các mặt hàng khác do được tính dựa trên doanh thu và sản lượng tiêu dùng của tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023.

Lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,03%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng không được tính trong lạm phát cơ bản.

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: