Tin nóng:
• Tiếp tục nghiên cứu, cần thiết hóa quy định vận hành xe điện 4 bánh               • Kết cục đau lòng khi chồng đốt người vợ bằng xăng ở Bình Dương               • Mối đe dọa từ kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia, nguy hiểm ra sao với Việt Nam?               • Vợ chồng gây ra vụ án mạng khi sử dụng dao để đâm chết người               • Cô gái kiếm hơn 50 tỷ đồng bằng chiêu đặt hàng hiệu sắp lâm vào vòng xét xử               

Trường Quốc tế Mỹ: 'Trường gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng'

Tác giả:
Quỳnh Chi

Chủ trường Quốc tế Mỹ: 'Trường gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng'

Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đã nợ lương 1,5-2 tháng của giáo viên với số tiền "khá lớn" nên việc dạy và học cho 1.400 học sinh chưa thể trở lại bình thường, theo bà Nguyễn Thị Út Em.

Tất cả học sinh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) phải nghỉ học ngày 18/3 khi hầu hết giáo viên không đến trường vì bị nợ lương, bảo hiểm. Trường thông báo mở cửa trở lại vào hôm nay, song cho biết "vẫn sẽ có sự gián đoạn không tránh khỏi".

Bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng AISVN, trả lời VnExpress, đêm 18/3, cho biết sau khi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan chức năng khác, trường buộc phải mở cửa trở lại. Nếu đóng cửa, trường sẽ phải đối diện một số hình phạt.

"Trường mở lại nhưng chưa thể dạy và học bình thường như trước đây, ít nhất là trong tuần này. Chúng tôi đã kêu gọi giáo viên trở lại trường nhưng khả năng 50-50, có thể một số giáo viên vẫn nghỉ việc", bà Út Em nói.

Từ chối cung cấp thông tin số tiền nợ lương, bảo hiểm của giáo viên, nhân viên với lý do không nắm cụ thể số tiền, bà chỉ cho biết giáo viên nước ngoài đang bị nợ hai tháng lương, bảo hiểm với một số tiền khá lớn bởi lương và phụ cấp của họ rất cao. Giáo viên, nhân viên người Việt bị nợ 1,5-2 tháng lương cùng bảo hiểm xã hội.

Trước nguy cơ phần lớn giáo viên nước ngoài có thể rời Việt Nam nếu không được nhận lương, bảo hiểm trong thời gian tới, bà Út Em cho hay trong tuần này, trường sẽ cố gắng đưa ra phương án chi trả lương, bảo hiểm để giữ chân giáo viên.

Bà Nguyễn Thị Út Em trong cuộc họp với phụ huynh vào tháng 10/2023. Ảnh: Lệ Nguyễn

Bà Nguyễn Thị Út Em trong cuộc họp với phụ huynh vào tháng 10/2023. Ảnh: Lệ Nguyễn

Tương tự, người đứng đầu nhà trường không chia sẻ số tiền nợ phụ huynh ở các gói đầu tư.

Bà Út Em nói trường đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng dẫn đến không thể chi trả lương cho giáo viên, nhân viên và các khoản vận hành hoạt động. Hồi tháng 10/2023, nhà trường đã kêu gọi phụ huynh đóng thêm tiền đưa đón, cơ sở vật chất, chuyển đổi chương trình IB (Tú tài quốc tế). Chỉ một bộ phận phụ huynh đồng ý đóng tiền và hỗ trợ thêm giúp trường duy trì hoạt động đến nay. Hiện tại, phương án khả quan nhất là chấp nhận để quỹ đầu tư "vào" trường.

"Tôi đang cật lực đàm phán với quỹ đầu tư, đối tác để đưa ra phương án tài chính nhằm vận hành và duy trình hoạt động của trường. Vấn đề quan trọng nhất với trường bây giờ là tài chính, dòng tiền", bà Út Em nói.

Theo bà, trường đang đàm phán với hai quỹ đầu tư. Cả hai quỹ này đều đưa ra điều kiện là bên duy nhất mua cổ phần và nắm quyền kiểm soát, điều hành. Trường sẽ ưu tiên đối tác có thể giải quyết tình hình tài chính, vận hành trường nhanh nhất. Đồng thời, bà cho hay đang làm việc với các ngân hàng, mong hỗ trợ giảm lãi suất các khoản vay để thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc khi có quỹ đầu tư.

AISVN thành lập năm 2006, giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế (IB). Hiện, trường có gần 1.400 học sinh, hơn 400 giáo viên, nhân viên trong và ngoài nước. Học phí ở đây là 280-350 triệu đồng một năm với bậc mầm non, 450-500 triệu đồng với bậc tiểu học và cao nhất là 600-725 triệu ở bậc trung học.

Cách đây nửa năm, AISVN từng gây chú ý do bị nhiều phụ huynh tụ tập đòi nợ. Những phụ huynh này nói cho trường vay hàng chục tỷ đồng không lãi suất để con được học miễn phí, nhưng đến khi con ra trường vẫn chưa được hoàn lại.

Sở Giáo dục và Đào tạo sau đó yêu cầu các trường ngoài công lập, trường quốc tế tách biệt hoạt động doanh nghiệp và chuyên môn. Trường học chỉ tổ chức thu học phí định kỳ, không được ký kết hùn vốn, góp vốn, huy động vốn. Các trường tư, quốc tế chỉ được thu học phí một năm học, không được thi gộp nhiều kỳ, nhiều năm

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: