Tin nóng:
• Bí thư ra quyết định trục xuất ông Lưu Quang Huy khỏi Đảng               • The limited edition off-road version of Hyundai Kona is as rare as a supercar               • Chân dung chiến thuật không kích của Israel đối với Iran               • Toyota transforms the Land Cruiser Prado into a luxury SUV               • Thiếu niên cướp tài sản và nghi hiếp dâm người phụ nữ 60 tuổi ở Bình Dương               

Đảm bảo bền vững tài nguyên cho thế hệ tương lai

Tác giả:
Bảo My

Khó biết ai thực sự là chủ công trình khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) khẳng định, khoáng sản có công dụng quan trọng. Hiện nay, dự Luật chia khoáng sản theo các nhóm, trong đó nhóm 1 là kim loại và năng lượng quan trọng như đất hiếm, vonfram, uranium, titan, băng cháy…

Theo đại biểu, những khoáng sản này phục vụ cho việc chuyển đổi số, phát triển công nghiệp bán dẫn, xe điện, hàng không quân sự... 

Ông Nghĩa nêu dự Luật có định nghĩa về khoáng sản chiến lược quan trọng nhưng chưa có quy định riêng về những khoáng sản này. Bởi mỗi tài nguyên có chiến lược quan trọng khác nhau.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: QH).

Trong khi đó, sau khi được cấp phép, các nhà thăm dò, khai thác có quyền chuyển nhượng hay khởi kiện nhà nước khi có tranh chấp.

Ông Nghĩa lấy ví dụ quá trình chuyển nhượng như A cho B, B cho C, C cho D. Tuy nhiên, đối tượng B, C, D có thể ở nước ngoài, rất khó để biết ai thực sự là chủ công trình khai thác, thăm dò.

Vì vậy, đại biểu đề nghị có danh mục khoáng sản chiến lược quan trọng và đặc biệt quan trọng, đồng thời quyết định về thăm dò, khai thác, thu hồi do Thủ tướng quyết định.

Ông Nghĩa ví dụ ở một số quốc gia, Chính phủ có thể can thiệp không cho chuyển nhượng khi ảnh hưởng đến quyền lợi lâu dài, chủ quyền, an ninh quốc gia...

Về tài nguyên vị thế, đại biểu đề nghị khôi phục và nói rõ tài nguyên vị thế là do tính chất và vị trí, đồng thời quy định khoáng sản chiến lược quan trọng và khoáng sản có tài nguyên vị thế quan trọng vào một danh mục riêng, giao cho Chính phủ quyết định.

Cùng với đó, đại biểu TPHCM đề nghị dự Luật cần thiết kế theo nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên, không để gánh nặng cho thế hệ sau.

Vướng mắc cấp phép khai thác khoáng sản

Về cấp phép khai thác khoáng sản, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho hay, dự thảo Luật quy định thời gian gia hạn khai thác bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác. 

Trong đó, thời gian khai thác được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản không quá 30 năm và được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác. Tổng thời gian này không quá 20 năm.

Bên cạnh đó, dự Luật quy định nếu hết thời gian gia hạn có thể tiếp tục đề nghị cấp lại.

Bà Lan cho rằng quy định về thời hạn khai thác và gia hạn khai thác khoáng sản chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định của luật đầu tư.

Đại biểu Đỗ Thị Lan (Ảnh: QH).

Theo quy định, thời gian chuẩn bị cho việc xây dựng cơ bản của dự án mất 8-10 năm. Trong khi đó, Luật Đầu tư quy định đối với các dự án trong khu vực công nghiệp thì không quá 70 năm, ngoài khu vực này không quá 50 năm. 

Đại biểu nêu thực tế, nhiều dự án khai thác than đã thực hiện với thời gian trên 40 năm, nhiều dự án 43-45 năm bao gồm thời gian cấp phép, gia hạn.

"Nhiều doanh nghiệp đã mất nhiều thời gian trong lập hồ sơ đề nghị gia hạn khai thác than. Mỗi lần gia hạn chỉ được 2-5 năm, vừa làm vừa chuẩn bị xin giấy phép gia hạn", đại biểu nêu.

Bà Lan cho rằng, gia hạn thời gian khai thác nhiều lần rất bất cập. Quy định về thời gian cấp phép gia hạn khai thác khoáng sản của dự thảo Luật như hiện hành đã có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đã chỉ rõ những điểm không hợp lý.

Đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định thời gian gia hạn cấp phép khai thác khoáng sản căn cứ trên trữ lượng khoáng sản và điều kiện địa chất của khoáng sản. Theo đó, dự án điều chỉnh quy định về thời gian cấp phép không quá 50 năm, thời gian gia hạn không quá 15 năm.

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: