Tin nóng:
• iPhone 16 Pro Max: Sự không chạm đáng thất vọng với người Việt               • Ukraine bị buộc rút quân khỏi Kursk sau không thể tiếp tục chiến đấu               • Thương vong lớn của Nga - Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao theo ước tính của Mỹ               • Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào               • Beirut: Tòa nhà đổ sập sau khi bị bom của Israel đánh, 22 người thiệt mạng               

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 100% đối với rượu, bia

Tác giả:
Bảo My

Bộ Tài chính vừa đưa ra tờ trình về dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và gửi đến Chính phủ. Theo đó, Bộ đề xuất đánh thuế cho tất cả các loại đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.

Trong tờ trình, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án, nhưng họ ưa thích phương án áp thuế 80% đối với rượu có hàm lượng cồn từ 20 độ trở lên vào năm 2026 và tăng dần lên 100% vào năm 2030. Đối với rượu có hàm lượng cồn dưới 20 độ, thuế sẽ là 50%, sau đó tăng lên tối đa là 70%; còn đối với bia, thuế sẽ tăng từ 80% lên 100%.

Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia theo lộ trình Bộ Tài chính đưa ra. Đơn vị này nghiêng về phương án 2 (Ảnh chụp màn hình).

Bộ Tài chính ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu dùng rượu, bia ở Việt Nam vào năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% tổng thu ngân sách của Nhà nước (chưa tính đến chi phí gián tiếp).

"Mặc dù thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia và rượu đã được tăng từ năm 2016-2018, tuy nhiên tiêu thụ rượu, bia của người Việt vẫn tăng do thu nhập tang nhanh trong khi giá cả tăng rất chậm", Bộ Tài chính lý giải.

Mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại với bia là 65%; rượu là 35-65%, tùy vào hàm lượng cồn dưới hoặc trên 20 độ. Đề xuất điều chỉnh này của Bộ Tài chính nhằm tăng giá bán thêm 10%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

"So với năm 2025, giá bán rượu, bia sẽ tăng 20% vào năm 2026. Các năm sau đó, giá các mặt hàng này sẽ tăng thêm 2-3%, tùy theo lạm phát và tăng trưởng kinh tế", Bộ Tài chính cho biết.

Theo kế hoạch phát triển ngành bia, rượu, đồ uống tại Việt Nam, đến năm 2025, cả nước dự kiến sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 9,1 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 600 triệu USD.

Bộ Tài chính cảnh báo rằng việc tiêu dùng rượu, bia một cách lạm dụng có thể gây nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồ uống có cồn (rượu, bia) có khả năng gây nghiện, dễ dẫn đến lạm dụng.

Bộ Tài chính lý giải: "Việc áp dụng mức thuế suất cao là cần thiết để nâng cao nhận thức và hành động về tác hại của việc sử dụng quá mức rượu, bia. Việc tăng thuế sẽ giúp giảm tiêu thụ và hạn chế lạm dụng sản phẩm này".

Bên cạnh đó, trong dự thảo, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng mức thuế đối với thuốc lá, bao gồm thuốc lá điếu, sợi, xì gà, thuốc lào và các loại khác. Dự kiến, mức thuế đối với thuốc lá sẽ được duy trì ở mức 75%, nhưng tùy từng loại sản phẩm sẽ được áp dụng mức thuế tuyệt đối tăng dần.

Chi tiết, từ năm 2026 đến năm 2030, mức thuế tuyệt đối cho thuốc lá điếu sẽ tăng dần từ 5.000-10.000 đồng/bao, xì gà tăng từ 50.000-100.000 đồng/điếu; các loại thuốc lá sợi, sản phẩm từ lá thuốc lá tăng từ 50.000-100.000 đồng mỗi 100gr/ml.

Theo Bộ Tài chính, các quy định trên sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 42,7% (năm 2022) xuống còn 38,6% vào năm 2030. Ngân sách thu từ thuốc lá dự kiến sẽ tăng gấp 2,2 lần so với năm 2022, lên 39.200 tỷ đồng vào năm 2030.

Theo kế hoạch, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2025.

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: