Tin nóng:
• Đột kích vũ trường New MDM ở Hải Phòng bởi cảnh sát               • Chọn người dẫn chương trình Fox News làm Bộ trưởng Giao thông: Ông Trump đưa ra quyết định gây tranh cãi               • VinBigdata enters top 10 in the world in facial recognition technology               • Phát hiện đại án tại Xuyên Việt Oil qua một manh mối               • Jaguar's newest electric car model does not have rear side windows               

Vì sao Pháp, Đức và Anh ngập lụt nặng?

Tác giả:

Hiện tượng thời tiết El Nino, mực nước biển dâng và hệ thống phòng chống bão lũ lỗi thời đã khiến các cộng đồng châu Âu phải hứng chịu lũ lụt tàn khốc.

Mưa lớn đã đổ bộ vào Đức, Pháp và Hà Lan trong hai tuần qua, gây lũ lụt dai dẳng và thậm chí có một người đã thiệt mạng ở Pháp.

Các thị trấn ở phía Bắc nước Pháp đã chìm trong nước hôm 5/1 và hàng trăm người đã phải sơ tán trong những ngày gần đây. Khu vực này cũng bị lũ lụt tấn công vào tháng 11 và tháng 12/2023, trong đó một số thị trấn vẫn chưa phục hồi được.

Lũ lụt trên diện rộng cũng đã tấn công miền Trung nước Anh. Dự báo mưa lớn sẽ trút xuống nhiều hơn ở các khu vực phía Nam. Vào tối 5/1 (theo giờ Anh), hơn 220 cảnh báo lũ lụt (dự kiến sẽ có lũ lụt) và gần 300 cảnh báo khác (lũ lụt có thể xảy ra) vẫn được áp đặt trên khắp nước này.

Lũ lụt tại xảy ra chỉ vài ngày sau khi cơn bão Henk, được cơ quan thời tiết chính thức của Anh, Ireland và Hà Lan đặt tên, tấn công các khu vực rộng lớn ở Anh và xứ Wales, khiến mặt đất ngậm nước bão hòa và dễ bị ngập lụt.

Nhà khí tượng học Fabian Ruhnau nói với kênh truyền hình RTL Today của Luxembourg rằng những trận mưa lớn ở châu Âu một phần là do mô hình "thời tiết phương Tây", theo đó luồng gió mạnh từ Bắc Đại Tây Dương thổi thẳng vào khu vực Trung Âu, mang theo hệ thống áp suất thấp và nhiều mưa.

Mặc dù bản thân điều này không phải là điều bất thường, nhưng biến đổi khí hậu đang khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Nhiệt độ đại dương trên mức trung bình, một phần do hình thái thời tiết El Nino, đang gây ra tình trạng bốc hơi và do đó mưa nhiều hơn ở các vùng trũng thấp. Và mực nước biển dâng cao đang khiến các con sông bị vỡ bờ thường xuyên hơn.

Vì sao Pháp, Đức và Anh ngập lụt nặng? - Ảnh 1.

Nhân viên cứu hộ sơ tán dân khi nước sông Aa tràn vào Arques, miền Bắc nước Pháp, ngày 4/1. (Ảnh: AP)

Trong những ngày gần đây, các cộng đồng ở những vùng trũng thấp thuộc miền Bắc nước Pháp đang phải đối mặt với tình trạng mất điện, đường phố ngập lụt và cư dân phải sơ tán do mưa lớn. Mực nước biển dâng cao đã góp phần vào tình trạng lũ lụt. Từ năm 1957 đến năm 2017, mực nước biển tại Dunkirk đã tăng 9 cm. Từ năm 1966 đến năm 2018, con số này tại Calais là 4,4 cm.

Hệ thống phòng chống lũ lụt lỗi thời đang khiến nhiều cộng đồng chìm trong nước lũ. Các hệ thống quản lý thủy lợi lỗi thời ở miền Bắc nước Pháp đang tỏ ra không còn phù hợp với mối đe dọa kép về thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu.

Việc xây dựng phát triển dọc theo bờ sông đã gây thêm căng thẳng cho hệ thống thoát nước. Và những cơn bão liên tiếp khiến đất sũng nước, không thể hấp thụ thêm nước.

Máy bơm đã được đưa đến từ khắp đất nước và từ nước láng giềng Hà Lan để chống lũ lụt. Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Nước Hà Lan Mark Harbers cho biết trong một tuyên bố: "Gần đây trời mưa rất nhiều, điều đó có nghĩa là nước ở Pháp không thể thoát nước bình thường được nữa. Ở nhiều nơi, sông đã vỡ bờ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải giúp đỡ nhau thoát khỏi nước càng nhanh càng tốt".

Ở Anh cũng vậy, cộng đồng đang phải chịu thiệt thòi vì các dự án cơ sở hạ tầng bị bỏ bê. Hệ thống phòng chống lũ lụt bị hư hại, thực trạng quản lý sông yếu kém và chất lượng đất kém đang khiến lũ lụt trở nên tồi tệ hơn.

Lũ lụt tồi tệ hơn có thể xảy ra do biến đổi khí hậu. Khi Trái đất nóng lên, lượng mưa ngày càng tăng. Các chuyên gia cho rằng khi nền nhiệt tăng thêm 1℃, bầu khí quyển có thể chứa thêm 7% hơi nước. Điều này làm tăng khả năng xảy ra mưa với lượng mưa lớn.

Một số phân tích cho thấy, các cơn bão cũng ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn, dẫn đến những trận mưa như trút nước nặng hạt hơn.

Với lượng khí thải nhà kính giữ nhiệt từ hoạt động của con người vẫn đang gia tăng, châu Âu cần cải thiện khả năng phòng chống lũ lụt, hệ thống cảnh báo sớm và các biện pháp phục hồi để giảm thiểu hậu quả của mưa lớn gây lũ lụt.

 

Mai Phương

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: