Tin nóng:
• Toyota Yaris Cross - Đặc quyền ưu đãi dành cho khách hàng Việt Nam               • Đột kích vũ trường New MDM ở Hải Phòng bởi cảnh sát               • VinBigdata enters top 10 in the world in facial recognition technology               • Chọn người dẫn chương trình Fox News làm Bộ trưởng Giao thông: Ông Trump đưa ra quyết định gây tranh cãi               • Nga triển khai lực lượng tinh nhuệ nhất tới Kursk               

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục

Tác giả:
Hà Khương

So với 2023, ADB nói, Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn trong 2024 khi có thể đạt 6%, nhưng triển vọng có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro bên ngoài.

Tại buổi công bố báo cáo Triển vọng phát triển châu Á ngày 11/4, ADB cho biết giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng của Việt Nam bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. GDP Việt Nam 2024 được nhìn nhận tăng 6%, lạm phát ổn định ở mức 4%.

Theo ADB, kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu khởi sắc. Đơn cử, sự trở lại của các đơn hàng mới và tiêu dùng từ cuối 2023. Đà tăng này có xu hướng mạnh hơn trong năm nay.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, nói kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong 2024 và 2025, bất chấp môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức.

Xuất nhập khẩu hàng hoá tại cảng Tân Vũ - Hải Phòng. Ảnh: Giang Huy

Xuất nhập khẩu hàng hoá tại cảng Tân Vũ - Hải Phòng. Ảnh: Giang Huy

Quý I, theo số liệu của cơ quan thống kê, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 6,8% so với mức giảm 0,5% cùng kỳ năm trước. Lãi suất thấp hơn, các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và khung pháp lý liên quan tới đất đai được cải thiện gần đây sẽ hỗ trợ ngành xây dựng.

Doanh số bán lẻ trong quý I cũng cao hơn 8,2% so với cùng kỳ năm 2023. Theo ADB, hoạt động kinh tế phục hồi, dù chậm nhưng sẽ thúc đẩy các dịch vụ logistic, trong khi chính sách thị thực cởi mở hơn sẽ thúc đẩy du lịch. Về tổng thể, ngành dịch vụ được dự báo sẽ tăng trưởng 7,7% năm nay. Nhu cầu toàn cầu với hàng hóa nông nghiệp và các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu nông sản.

Dòng vốn FDI và kiều hối cũng tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, hỗ trợ tài khóa được tiếp tục và chương trình đầu tư công đáng kể cũng sẽ kích thích tăng trưởng.

Tuy nhiên, Giám đốc quốc gia ADB cảnh báo, những bất ổn địa chính trị toàn cầu và các hạn chế mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng đến triển vọng này.

Nhu cầu toàn cầu suy yếu do phục hồi kinh tế chậm và việc trì hoãn giảm lãi suất của Mỹ, cùng những căng thẳng địa chính trị có thể cản trở quá trình phục hồi hoàn toàn tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam năm nay.

Do đó, phía ADB cho rằng các chính sách trong năm nay sẽ cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn và cải thiện cơ cấu dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Cụ thể, Việt Nam cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu nội tại, như phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, hay thị trường vốn phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng.

Nói thêm, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB, lưu ý, đầu tư công tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Việc triển khai hiệu quả đầu tư công được nhìn nhận có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Theo ADB, Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp đẩy nhanh đầu tư công nhưng vẫn cần các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện quy trình pháp lý, giảm rào cản để dự án thực hiện hiệu quả hơn.

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: