Tin nóng:
• Ông Trần Huy Tuấn được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái               • VinBigdata enters top 10 in the world in facial recognition technology               • Despite causing controversy after the upgrade, Hyundai Santa Fe continues to attract customers in Vietnam               • The 2025 upgraded version of Outlander is attracting Vietnamese customers willing to make the transition               • Su-57, 'bóng ma bầu trời' mới tung hoành trên chiến trường Ukraine               

Tiếp tục bảo hộ công dân Việt Nam ở Myanmar

Tác giả:

Trong bối cảnh tình hình xung đột tại khu vực phía Bắc Myanmar diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với cơ quan đại diện tiếp tục bảo hộ công dân.

Tiếp tục công tác sơ tán công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại khu vực phía Bắc Myanmar do xung đột vũ trang, rạng sáng 30/12/2023, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở khu vực đã phối hợp đưa thêm gần 400 công dân về nước bằng đường bộ.

Đây là đợt sơ tán thứ hai sau đợt thứ nhất từ ngày 4 đến 6/12/2023, nâng tổng số công dân được sơ tán lên gần 1.400 người. Toàn bộ chi phí đưa công dân về nước được Chính phủ chi trả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hỗ trợ sơ tán 1 công dân Nepal khỏi Myanmar.

Trong bối cảnh tình hình xung đột tại khu vực phía Bắc Myanmar tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân không đến các khu vực này, tuân thủ các hướng dẫn của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar và các cơ quan chức năng sở tại;

Nếu đang ở các khu vực có khả năng xảy ra giao tranh cần chủ động sơ tán người và tài sản về các khu vực an toàn; khẩn trương liên hệ với các cơ quan chức năng Việt Nam trong trường hợp cần sự trợ giúp.

Các thành viên của Quân đội Liên minh Dân chủ quốc gia Myanmar. (Ảnh: Getty) 

Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân khi lao động ở nước ngoài, công dân cần cảnh giác trước những lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ lương cao”, không yêu cầu bằng cấp trình độ, không có hợp đồng, không thông qua doanh nghiệp, tổ chức phái cử lao động…, tránh trở thành đối nạn nhân của bóc lột sức lao động, tội phạm mua bán người hoặc đối tượng cư trú bất hợp pháp.

Trước đó, khoảng giữa tháng 12, Trung Quốc tuyên bố quân đội Myanmar và 3 nhóm quân nổi dậy - Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) và Quân đội Arakan (AA) - đã đồng ý tạm ngừng bắn sau các cuộc đàm phán ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp lệnh ngừng bắn này, xung đột tại Myanmar vẫn tiếp diễn. Trong đó, Yangon, trung tâm thương mại rộng lớn và là thành phố đông dân nhất Myanmar, đã chứng kiến một loạt vụ đánh bom kể từ giữa tháng 12.

 

Mai Phương

Bình luận:

Hãy là người đầu tiên bình luận!

Tin cùng chủ đề:

Tin Mới Nhận:

Tin Dành Cho Bạn: